Rầy nâu hại lúa
Rầy nâu hại lúa, tên khoa học là Nilaparvata lugens, thuộc họ Delphasidae trong bộ Homoptera. Chúng thường gây hại cho lúa, rầy nâu có khả năng gây hại từ khi lúa mới sạ (cấy) đến khi lúa trổ bông, ngậm sữa và chín.
Đặc điểm sinh học và hình thái rầy nâu
Trứng (6 - 8 ngày) hình quả chuối, một đầu to, một đầu nhỏ màu trong suốt.Rầy non (12 - 14 ngày), lúc nhỏ có màu đen xám, sau có màu nâu vàng, thân hình tròn trĩnh, rầy non có 5 tuổi, dài 1 - 3mm.
Rầy trưởng thành (20 - 30 ngày) có 2 dạng: dạng cánh dài phủ kín thân và dạng cánh ngắn phủ 2/3 thân. Khi trên ruộng có thức ăn đầy đủ rầy cánh ngắn xuất hiện nhiều hơn và ngược lại khi ruộng hết thức ăn (lúa giai đoạn chín, thu hoạch hoặc ruộng bị cháy rụi) rầy cánh dài xuất hiện nhiều hơn để di chuyển đến những nơi khác có thức ăn, chúng có thể di chuyển hàng trăm kilomet theo gió.
Cách nhận biết
Rầy nâu thường tập trung thành đám ở gốc lúa, nên khi thăm đồng bà con cần quan sát cả phía trên và dưới gốc lúa, khi phát hiện rầy nâu với mật độ 1500 con/m2 hoặc 2-3 con/dảnh lúa thì có thể phun xịt.
Rầy nâu là loài dễ nhận biết, tuy nhiên bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm, nếu quá trễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, quá nặng có thể dẫn đến cháy rầy.
Thời điểm, điều kiện thuận lợi để rầy nâu phát triển và gây hại mạnh:
Gây hại nặng nhất vào giai đoạn trổ - chín do được tích lũy mật số từ đầu vụ.
Trồng lúa liên tục trong năm, sạ dày, bón nhiều phân đạm, phun thuốc trừ sâu nhiều lần làm giảm tỷ lệ thiên địch trên đồng ruộng là điều kiện thuận lợi để rầy nâu phát triển và gây hại mạnh.
Triệu chứng và tác hại của rầy nâu
Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa.Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus trên lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Nếu không phòng trừ kịp thời cây lúa sẽ phát triển kém, giảm năng suất và chất lượng, nghiêm trọng sẽ mất năng suất hoàn toàn.
Cách phòng trị
Để hạn chế rầy nâu phát triển và gây hại bà con nên:
+ Giảm mật độ gieo sạ, ít bón phân đạm
+ Gieo sạ tập trung theo lịch thời vụ
+ Thường xuyên thăm đồng, khi phát hiện có rầy trên lúa với mật số từ 3 con/dảnh (1500 con/m2) trở lên thì phun xịt thuốc trừ rầy
+ Sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Imidacloprid, Acetamiprid + Metolcarb,... như Biffiny 400SC (liều lượng 20ml cho bình 25 lít nước), Diệt rầy 247EC (Pha 12.5g cho 25 lít nước. Gói 100gr pha cho 1 phuy 200 lít nước, phun khi rầy tuổi 1 - 2). Thuốc có tính nội hấp, tiếp xúc lưu dẫn cực lâu. Diệt trừ nhanh côn trùng gây hại kháng thuốc.
Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững