Trang chủ / Blog / CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 1 - 3 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 1 - 3 NĂM TUỔI


Sầu riêng 1 - 3 năm tuổi là giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ cả về thân, cành lá, tạo bộ khung cơ bản cho cây. Chăm sóc tốt giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa, đậu trái và cho năng suất cao trong tương lai.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cây sầu riêng 1 - 3 năm tuổi

  1. Bảo vệ cơi đọt

Nhiều bà con chưa chú ý bảo vệ cơi đọt trong giai đoạn sầu riêng 1-3 năm tuổi. Điều này khiến đọt cơi dễ bị côn trùng, nấm bệnh tấn công, dẫn đến lá sầu riêng bị xoăn, đốm vàng, thậm chí rụng lá hàng loạt. Đây là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Đối với sầu riêng, mất đọt cơi sẽ khiến cây chậm phân nhánh, thiếu cành mang trái, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sầu riêng trong tương lai.

Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra cây để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Trong quá trình cây đi đọt, khi thấy xuất hiện mũi giáo tiến hành phun phòng các loại côn trùng chích hút như rầy xanh bằng Diệt rầy 277WP liều lượng 12.5g cho bình 25 lít nước, nhện đỏ bằng Spiro 240SC liều lượng 2.5ml cho bình 25 lít nước.

Khi cây bắt đầu ra lá lụa, tiến hành phun phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh trên lá như đốm mắt cua, thán thư, cháy lá chết ngọn bằng các loại thuốc KIN-KIN BUL 68WG liều lượng 20g cho bình 25 lít, DIMAN BUL 70WP liều lượng 20g cho bình 25 lít, Avial 660SC liều lượng 37.5ml cho bình 25 lít.

Cách phun: Đối với cây sầu riêng tơ, cứ 45 ngày ra một cơi đọt. Mỗi cơi đọt cho phun phòng côn trùng, nấm khuẩn 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày.

  1. Chăm sóc đất

Nhiều vườn trồng sầu riêng không chú ý đến đất trồng, không cải tạo đất trước khi xuống giống. Vì đa số đất trồng sầu riêng được chuyển đổi từ các vườn trồng cây ăn trái lâu năm, cây công nghiệp nên đã bạc màu, thoái hóa, nghèo dinh dưỡng. Điều này khiến cây sầu riêng dễ bị thối rễ, nghẹt rễ, vàng lá, kém phát triển và dễ bị sâu bệnh.

Sầu riêng phù hợp với đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 6,5.làm cỏ vườn sầu riêngLàm cỏ vườn sầu riêngVườn trồng sầu riêng cần duy trì để cỏ. Giữ cỏ trong vườn để cải tạo đất, giúp đất trồng thông thoáng, thoát nước tốt hơn. Hạn chế tình trạng cây bị úng rễ, nghẹt rễ. Chỉ làm cỏ trong gốc khi cây còn bé.

Hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc hóa học để nuôi dưỡng và bảo vệ hệ sinh vật đất. Các loại sinh vật này sẽ giúp phân hủy hữu cơ thành dinh dưỡng cho cây trồng, bảo vệ rễ cây khỏi nấm hại và cải tạo cấu trúc đất.

Bổ sung các loại hữu cơ để tăng độ tơi xốp cũng như che phủ duy trì độ ẩm cho đất. Các loại hữu cơ thường dùng như: Rơm rạ, thân ngô, thân chuối, xác cỏ cắt trong vườn.

Khi đất trồng tơi xốp thoáng khí và duy trì được độ pH phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển khỏe mạnh. Cây hấp thu được nhiều dinh dưỡng và đi đọt mạnh, cây phát triển nhanh trông thấy.

  1. Bón phân phù hợp

Sầu riêng 1 - 3 năm tuổi cần được bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều hoặc quá ít. Bón quá nhiều phân NPK có thể khiến cây bị cháy rễ tơ, ngộ độc. Bón phân quá ít sẽ khiến cây thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

3.1. Phân chuồng:

Đối với sầu riêng 1 - 3 năm tuổi bón từ 20-30kg/gốc. Chia ra 2 lần bón trước mùa mưa và sau khi mùa mưa kết thúc. Nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai.

3.2. Phân hữu cơ:

Sử dụng phân NPK hữu cơ để bón nếu không có phân chuồng. Và thay thế hoàn toàn phân NPK tổng hợp. Liều lượng: từ 1 – 2kg/gốc chia làm 2-3 lần bón. 

*Lưu ý: Phải duy trì được độ ẩm thì việc bón phân mới đạt hiệu quả tối đa.

3.3. Phân bón lá:

Ngoài bón gốc thì để cây sầu riêng khỏe mạnh, có bộ lá xanh, dày, mướt thì bí quyết của các nhà vườn trồng sầu riêng lâu năm đó là sử dụng các loại phân bón qua lá. Những dòng có chứa Amino acid, các loại dinh dưỡng vi lượng thiết yếu. Giúp cây tăng khả năng quang hợp, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp cây khỏe, lá xanh dày. Hạn chế côn trùng nấm bệnh tấn công.

Liều lượng: Phân bón lá pha loãng, phun từ 1-2 lít/cây. Định kỳ 3 tháng phun 1 lần.

3.4. Phân kali hữu cơ + humic

Ngoài bón phân, nhà vườn cần kích thích phát triển bộ rễ cho cây sầu riêng. Sử dụng Humixmy liều lượng 1kg sử dụng cho 1000 - 3000m2 để kích rễ cùng với kali hữu cơ giúp cây tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng. Từ đó cây mới có bộ rễ ra dài, mập mạp, chằng chịt. 

Liều lượng: Tưới 1-2 lít/gốc, định kỳ 3 tháng 1 lần. Nên tưới cùng các đợt bón phân để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

  1. Cắt tỉa cành

Nhiều vườn quan niệm sầu riêng 1 - 3 năm tuổi còn nhỏ, chưa cần cắt tỉa cành. Nhưng thực tế cho thấy cắt tỉa cành giúp cây sầu riêng phát triển cân đối, thân cành mập mạp. Tăng khả năng hấp thụ ánh sáng và phân bố dinh dưỡng tốt hơn. Nếu không cắt tỉa cành, cây sẽ phát triển kém, dễ bị sâu bệnh. Không định hình được bộ khung cơ bản cho cây sầu riêng.Cắt tỉa cành sầu riêngCắt tỉa cành sầu riêng

Khi sầu riêng khi đã được 1 năm tuổi thì bắt đầu cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng cho cây. Tạo hình bộ khung cơ bản.

Tiến hành cắt tỉa cành sâu bệnh, cành phá tán trong thân, cành sát mặt đất để hạn chế nấm bệnh. Để tập trung dinh dưỡng nuôi thân, cành chính khỏe mạnh, mập mạp. Tỉa cành sao cho chỉ để lại một thân mọc thẳng đứng với các cành mọc ngang (70-90 độ) đều về các hướng. Khi cây còn nhỏ để khoảng cách giữa các cành cấp 1 từ 8-10cm. Khi cây lớn nên để >30cm. Cành đầu tiên kể từ mặt đất phải từ 70cm trở lên.

Sau khi cắt tỉa cành cần tiến hành phun phòng một số loại bệnh do nấm Phytophthora gây ra như: vàng lá thối rễ, nứt thân chảy mủ. Sử dụng KIN-KIN BUL 68WG liều lượng 20g cho bình 25 lít, DIMAN BUL 70WP liều lượng 20g cho bình 25 lít, Avial 660SC liều lượng 37.5ml cho bình 25 lít.

  1. Tưới nước đúng cách

Tưới nước quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây hại cho cây sầu riêng. Tưới nước quá nhiều sẽ khiến cây bị úng rễ, tưới nước quá ít sẽ khiến cây bị thiếu nước, cằn cỗi.

Sầu riêng 1 - 3 năm tuổi cần tưới nước đều đặn ngày 1 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Để duy trì độ ẩm cho đất ở mức 60-80%. Nếu vườn có cỏ hoặc hữu cơ che phủ thì tưới 2-3 ngày/lần.

Chăm sóc sầu riêng 1 - 3 năm tuổi là cột mốc đánh dấu quá trình sinh trưởng và phát triển thân, cành, lá. Cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh, cho năng suất cao hay không tất cả phụ thuộc vào việc chăm sóc của nhà vườn từ giai đoạn này.


Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững