Bọ trĩ hại lúa
Bọ trĩ hại lúa hay còn được gọi là bù lạch hại lúa, tên khoa học là Stenchaetothrips biformis Bagnall, thuộc họ Thripidae trong bộ Thysanoptera. Chúng thường gây hại cho lúa, đặc biệt là vào vụ đông xuân.
Vòng đời
Trứng: Có hình bầu dục màu trắng trong, lúc sắp nở chuyển thành màu vàng, thời gian ủ trứng từ 15 - 30 ngày.
Ấu trùng: Cơ thể màu vàng nhạt, hình ống, đầu có râu, thân không cánh. Giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 6 - 14 ngày.
Nhộng: Chúng có màu vàng sẫm, nằm bất động trong những phiến lá héo và bị cuốn lại. Giai đoạn nhộng kéo dài 5 – 9 ngày.
Bọ trĩ trưởng thành: Màu nâu đen hoặc nâu đỏ, cánh hẹp, có nhiều lông. Tuổi thọ của bọ trĩ trưởng thành từ 15 - 30 ngày.
Cách nhận biết
Bọ trĩ gây hại làm lá bị cuốn lại ở chóp, lá héo, teo tóp lại và khô vàng.Tuy nhiên chỉ dựa vào triệu chứng lá lúa vàng đề nhận định sự gây hại của bọ trĩ thì rất khó bởi vì hiện tượng vàng lá có nhiều nguyên nhân mà bọ trĩ thì lại rất nhỏ nên khó nhìn thấy.
Bà con có thể sử dụng cách phát hiện bọ trĩ thủ công như sau:
Dùng nước làm ướt lòng bàn tay, sau đó quét lòng bàn tay lên lá lúa, kiểm tra kỹ lưỡng bằng cách đưa tay gần mắt. Nếu cây bị nhiễm bọ trĩ, bạn có thể nhìn thấy những con bọ trĩ nhỏ màu đen (khoảng 1,5 mm) di chuyển hoặc bò chậm chạp trên lòng bàn tay do nước làm ướt.
Thời điểm, điều kiện thuận lợi để bọ trĩ phát triển và gây hại mạnh
Lúa còn nhỏ khoản 10 - 15 ngày sau sạ là thời điểm bọ trĩ gây hại mạnh.
Thời tiết khô hạn.
Ruộng thiếu nước, thiếu phân.
Tác hại của bọ trĩ
Khi lúa còn nhỏ bọ trĩ tấn công khiến lúa suy yếu, chậm phát triển ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Cách phòng trị
Khi phát hiện bọ trĩ, bà con có thể sử dụng sản phẩm Biffiny 400SC với liều lượng 20ml cho bình 25 lít nước.
Thời điểm phun: khi phát hiện bọ trĩ không nên phun xịt ngay, bà con nên quan sát cây lúa khi thấy ấu trùng màu trắng vừa nở thì tiến hành phun xịt sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Cách phun: Khi xuất hiện bọ trĩ thường tấn công lá lúa, cuốn lá lúa lại thành chóp nên cách phun thông thường rất khó tiếp xúc, bàn con nên phun thuốc kết hợp với thuốc siêu trợ lực giúp thuốc thấm nhanh vào bên trong lá đem lại hiệu quả phòng trị cao.
Khi bị bọ trĩ tấn công phần lá không quang hợp được nên cây bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, bà con nên phun một số dưỡng chất qua lá để trợ lực cho cây và kích ra nhiều rễ, đợi khi lúa phục hồi thì tiến hành dặm lúa rồi bón phân cho cây nhảy chồi hữu hiệu.
Sau 20 ngày khi cây lúa đã lớn lá lúa cứng cáp nếu phát hiện trên lúa có bọ trĩ bà con có thể bỏ qua không cần thiết phun xịt bọ trĩ nữa (vì cây lúa có thể tự vượt qua được).
Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững