BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG
Lá là cơ quan quang trọng trên cây sầu riêng, là nơi tổng hợp những chất đường bột để tạo nên những trái sầu riêng chất lượng.
Thường muốn làm bông cây sầu riêng phải có ít nhất 3 cơi đọt và mỏi trái sầu riêng muốn phát huy hết tiềm năng năng suất thì cây cần phải có đủ số lượng lá cần thiết.
Việc lá bị bệnh thán thư trong thời gian cây sầu riêng vào bột đặc biệt nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, năng suất vườn cây.
Vì vậy, trong bài viết này S.U.D mời bà con nông dân và quý đọc giả cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng và trị bệnh thán thư trên cây sầu riêng hiệu quả nhé!!!NGUYÊN NHÂN
Bệnh thán thư lá là bệnh phổ biến trên cây sầu riêng do nấm Colletotrichum gây ra, thường xuất hiện trên lá đã lụa, những ngày có sương, thời tiết mưa nhiều hoặc những ngày nắng nóng oi bức, độ ẩm cao (85% trở lên) nhiệt độ dưới 250C.
Chỉ cần có một cây trong vườn bị nhiễm bệnh thì các bào tử nấm bệnh sẽ phát tán theo gió và nước lây lan nhanh chóng từ cây này sang cây khác.
BIỂU HIỆN
Bệnh gây hại cả trên lá hoa và trái
Lá: bệnh thường bắt đầu ở rìa hoặc chóp lá, sau đó lan dần gây cháy từ ⅓ đến nữa lá, từ đuôi lá trở lên. Khi vết bệnh nặng sẽ thấy nấm màu nâu đen tạo thành quần trên phần lá bị cháy nên còn gọi là bệnh cháy lá trên sầu riêng.
Hoa: có biểu hiện chấm đen nhỏ xuất hiện trên cuốn hoa hoặc cánh hoa, nếu vết bệnh nặng sẽ lan rộng làm đen cả cánh hoa, khô hoa và gây rụng hoa.Trái: vết bệnh xuất hiện trên cuốn trái hoặc vỏ trái, thường hiếm gặp.
Khi cây sầu riêng bị thán thư lá trong giai đoạn mang trái, bà con cần cắt bớt trái, tránh tình trạng cây bị suy kiệt do thiếu dinh dưỡng dẫn đến khô cành, chết cây.
CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH
Đầu tiên bà con cần cắt cành, tạo tán thông thoáng cho vườn, tránh bón thừa đạm. Thoát nước tốt cho vườn cây, tăng cường sức đề kháng cho cây.
Cải tạo đất bằng cách tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân trộn có chứa nấm Trichoderma.
Sản phẩm phòng bệnh thán thư trên sầu riêng hiệu quả: Dosay 45WP, Kin-Kin Bul 68WG, Diman Bul 70WP liều lượng 200g cho phuy 200 lít nước, cân phát hiện và phòng trị sớm để đem lại hiệu quả tối ưu.
Phun phòng định kỳ, đặc biệt sau khi trời mưa. Khi phun bà con cần phun kỷ và lập lại nhiều lần cho cây bệnh nặng để tiêu diệt và khoanh vùng bào tử nấm hạn chế phát tán và lây lan trên toàn vườn.
LƯU Ý
Đối với giai đoạn phát triển cây trồng để phòng bệnh bà con nên phun định kỳ cho cây 7 - 10 ngày/lần (vào mùa mưa 5-7 ngày/lần).
Phun kỹ toàn bộ lá, nhất là bộ lá lụa già ở cành tán từ nửa cây trở xuống gốc.
Giai đoạn cây ra hoa đậu trái: bà con cần phun trước khi hoa nở và sau khi cây đậu trái non không phun thuốc vào giai đoạn hoa nở rộ, hạn chế loại thuốc EC, dạng nhũ dầu, không tăng liều thuốc để tránh ảnh hưởng đến hoa.
Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững