Trang chủ / Blog / BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ HẠI SẦU RIÊNG

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ HẠI SẦU RIÊNG


nứt thân xì mủ, sẩu riêng, sud, nấm phytophthoraNứt thân xì mủ sầu riêng

Bệnh xì mủ là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các nhà vườn trồng sầu riêng phải đối mặt. Bệnh này ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cây, bao gồm rễ, thân, lá, và quả, từ giai đoạn cây con đến khi trưởng thành. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng, S.U.D mời quý vị cùng tìm hiểu và đưa ra các giải pháp hiệu quả.

NGUYÊN NHÂN

Phytophthora palmivora là tác nhân gây chảy nhựa, xì mủ trên cây sầu riêng. Loại nấm này gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành.

Nấm Phytophthora palmivora phân tán nhờ gió và nước. Nấm có thể di chuyển trong nước nhờ vào roi. Bào tử nấm có thể tồn tại trong đất lên đến 6 năm, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều, bào tử nấm sẽ lây lan và phát triển rất mạnh. Vườn bị ngập úng càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.

TRIỆU CHỨNG

Trên rễ: các rễ non bị thối chuyển sang màu nâu đen và chết dần, cây phát triển kém. Sau đó, nấm lan ra các rễ lớn và đến gốc thân, tiếp tục lan lên phần thân cây phía trên, gây hiện tượng chảy nhựa. Lá cây chuyển sang màu vàng, cây ngừng phát triển và chết từ từ.nứt thân xì mủ, sẩu riêng, phytophthoraBệnh xì mủ sầu riêng biểu hiệu qua rễTrên thân và cành: các vết bệnh ban đầu xuất hiện với màu sắc khác lạ như bị thấm nước, tạo ra sự tương phản so với vỏ cây xung quanh. Sau đó, trên bề mặt vỏ cây xuất hiện các vết chảy nhựa màu nâu. Bệnh dần dần lan vào các bó mạch, và khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra, phần gỗ bên trong có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân và cành cây.

Trên lá: ban đầu xuất hiện các đốm giống như bị cháy nước, sau đó chuyển sang màu nâu đen, nhỏ và lan nhanh trên bề mặt lá. Lá sẽ chuyển sang màu vàng rồi dần dần thành màu nâu trong vài ngày. Bào tử nấm lây lan sang các lá lân cận, làm lá bị nhũn, sau đó khô dần và rụng sau một vài ngày.

Trên quả: bệnh bắt đầu bằng vài đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng thành những vùng hình tròn hoặc loang lổ có màu nâu trên vỏ. Khi quả già, các vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối, xuất hiện nhiều sợi nấm trắng trên vết bệnh, làm cho quả sầu riêng rụng trước khi chín.nứt thân xì mủ, thối quả sầu riêng, sẩu riêng, nấm phytophthoraBệnh xì mủ sầu riêng biểu hiệu qua tráiCÁCH PHÒNG BỆNH:

Biện pháp thủ công:

Đắp mô liếp để thoát nước tốt (mô cao từ 1 - 1.5m).

Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, tránh đọng nước trên mặt liếp và xung quanh gốc.

Tăng cường sử dụng các sản phẩm hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng, rơm khô, cỏ khô, phân hữu cơ đã hoai mục, kết hợp vi sinh vật đối kháng như Trichoderma, Streptomyces nhằm diệt mầm bệnh.

Rải vôi xung quanh gốc cây và quét vôi lên thân cây (từ mặt đất lên cao 1m, sử dụng vôi đậm đặc quét lên thân chính vào cuối mùa nắng hay đầu mùa mưa).

Cải tạo đất, làm đất tơi xốp, cắt cành, tạo tán, thông thoáng vùng gốc, giảm tỷ lệ sâu bệnh.

Vệ sinh vườn, thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh.

Dinh dưỡng cân đối, bổ sung trung vi lượng, đặc biệt vào mùa mưa 

Bón phân theo khuyến cáo, không lạm dụng phân đạm

Biện pháp hóa học:

Tưới Dosay 45WP liều lượng 1g/lít nước tưới quanh gốc theo đường kính tán định kỳ khi cây từ năm thứ 2 trở lên (vào đầu và cuối mùa mưa).

CÁCH TRỊ BỆNH:

Phun ướt đẫm Dosay 45WP hoặc Diman Bul 70WP, Kin-Kin Bul 68WG vào toàn bộ cây để làm khô vết bệnh và hạn chế lây lan, liều lượng 200g cho phuy 200 lít nước.

Cắt, cạo bỏ phần hư của vết bệnh

Nấm Phytophthora palmivora tấn công ở dưới lớp vỏ và bên ngoài lớp gỗ, phá hoại mạch dẫn của cây. Xử lý vết bệnh bằng cách cưa bỏ, sau đó quét thuốc vào các vết cắt để ngăn chặn nấm bệnh tấn công và giúp cây nhanh phục hồi. Cạo bỏ phần vỏ hư, đem ra khỏi vườn.nứt thân xì mủ sầu riêng, sẩu riêng, sudNứt thân xì mủ sầu riêngVệ sinh dụng cụ trước khi sử dụng trên mỗi cây,  để tránh lây bệnh chéo.

Quét thuốc

Sử dụng Dosay 45WP để quét đẫm lên vết thương (100g /1.5-2L nước). Sau 1 tuần, sử dụng Kin-Kin Bul 68WG (100g /1.5-2L nước) quét lại lần 2 nếu tình trạng nặng.

Xới đất quanh mô, moi rễ và tưới gốc

Vì bệnh xì mủ thường bắt đầu từ rễ, sau đó lây nhiễm lên thân, lá và quả. Vì vậy bên cạnh việc phun thuốc và quét thuốc cho thân, lá, bà con cần xử lý vết thương cho rễ.

Xới nhẹ lớp đất mặt quanh tán cây. 

Quét thuốc cho các rễ lớn. 

Tưới thuốc lên trên nền đất đã xới, có thể phối hợp với thuốc quản lý tuyến trùng. 

Lặp lại lần 2 cho các cây bị bệnh nặng hoặc moi rễ nhiều.

PHỤC HỒI CÂY SẦU RIÊNG BỊ XÌ MỦ

Dinh dưỡng giai đoạn phục hồi sầu riêng bị xì mủ

Phun qua lá: phun Phân bón hữu cơ KÍCH RỄ liều lượng 200ml dùng cho 1 phuy 200 lít + vi lượng Fiel Combi liều lượng 200g cho 1 phuy 200 lít nước.

Tưới gốc: kích rễ bằng phân bón Cytogal liều lượng 200ml dùng cho 1 phuy 200 lít  và Phân bón hỗn hợp PK RADIKAL 900WSP liều lượng 200ml dùng cho 1 phuy 200 lít. Thường xuyên bổ sung Trichoderma để đối kháng với nấm bệnh Phytopthora.

Tưới nước giai đoạn phục hồi cây sầu riêng bị xì mủ

Thoát nước, hạ mực nước phù hợp. Thông thường trong khoảng 10 năm đầu thì khoảng 60 - 80cm là được. Sau đó, tùy điều kiện nếu rễ ăn sâu thì mực nước này có thể giảm sâu hơn.

Không nên phun phân bón lá chứa đạm giai đoạn cây bị bệnh. 

Không nên sử dụng phân hóa học khi rễ chưa phục hồi vì rất dễ ngộ độc phân. 

Sau khi bón hữu cơ 7-10 ngày. Xem xét việc bổ sung NPK 33-11-11 (1-2g/L).Kin-kin bul 68wg, dosay 45wp, diman bul 70wp


 Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững

Cách phòng trị và trị bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng hiệu quả