Trang chủ / Blog / SÂU XANH SỌC TRẮNG HẠI DƯA HẤU

SÂU XANH SỌC TRẮNG HẠI DƯA HẤU


Sâu xanh da láng hại dưa hấu, sud, trị sâu xanh sọc trắngSâu xanh sọc trắng dưa hấuSâu xanh sọc trắng có tên khoa học Diaphania indica, gây hại nghiêm trọng trên các loại dưa hấu, dưa lê, dưa leo, khổ qua, bầu, bí, đậu nành, đậu cove,...

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÌNH THÁI

Trừng: Màu trắng đục, trước khi nở chuyển thành màu trắng hơi ngà vàng, rất nhỏ (khoảng 0,5 mm), tròn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, được đẻ riêng lẻ hoặc từng cụm trên cả 2 mặt lá, nhất là đọt và trái non. Thời gian ủ trứng 4-5 ngày.

Ấu trùng: Ấu trùng có màu xanh nhạt hay màu xanh lá cây đậm, với 2 sọc tắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Ấu trùng có 5 tuổi với 4 lần lột xác và phát triển trong thời gian 10-20 ngày, điều kiện thuận lợi sâu có thể dài 20-25 mm.

Nhộng: Nhộng có màu nâu nhạt khi mới hình thành, vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen, kích thước trung bình 12,6-2,3 mm.

sâu xanh sọc trắng, sud, dưa hấuNhộn sâu xanh sọc trắng dưa hấuThành trùng: Là loài ngài nhỏ có kích thước chiều dài khoảng 10-12 mm, sải cánh rộng từ 20-25 mm.

Ngài có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo hai cạnh trước và cánh ngoài của cánh trước, cánh ngoài của cánh sau. Cuối đốt bụng có chùm lông của cơn quan sinh sản có màu vàng nâu.

Thành trùng có thể sống từ 5-7 ngày và một thành trùng cái có thể đẻ từ 150-200 trứng, trứng sẽ nở sau 3-5 ngày.

thành trùng, sâu xanh sọc trắng, sudThành trùng sâu xanh sọc trắng dưa hấuTRIỆU CHỨNG VÀ TÁC HẠI

Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá, ở mật độ cao sâu ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá.

Gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quang hợp, sinh trưởng kém, tỷ lệ đậu hoa, đậu quả thấp.

Sâu phát sinh gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non, sâu cạp vỏ trái làm trái bị méo mó xấu xí, thối và rụng, khi trái lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới vào lúc nắng nóng ban ngày, nơi phần trái chạm mặt đất hay nằm trong lớp rơm rạ dùng để lót trái và cạp lớp da bên ngoài làm trái bị lép tại chỗ và da trái bị loang lổ. Dưa hấu khó tiêu thụ trên thị trường do mất tính thẩm mỹ, gây thiệt hại kinh tế lớn.

sâu xanh sọc trắng, sudSâu xanh sọc trắng ăn lá dưa hấuSâu ăn mất đọt non sẽ làm cho dây dưa đâm nhánh nên sẽ mất trái của dây chính, chỉ còn trái nhỏ ở nhánh phụ.

Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.

CÁCH PHÒNG TRỊ

Vệ sinh đồng ruộng quanh khu vực trồng dưa.

Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và kiểm soát sâu hại.

Nếu sâu mới tấn công có thể dùng tay bắt và loại bỏ sâu hại.

Khi mật số đông, bà con nên sử dụng Chlorferan 240SC (Chlorfenapyr) 12.5ml cho bình 25 lít nước, Remy 100WP (Emamectin Benzoate) 25g cho bình 25 lít nước, trường hợp sâu cuốn lá gây hại nặng bà con có thể phun kết hợp hai loại để đạt hiệu quả tối ưu.

Phun ướt đều, đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và nên phun đúng liều lượng khi sâu ở tuổi 1 – 2 (mật số 10 – 20 con/m2) để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.


ng ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững