RẦY PHẤN TRẮNG HẠI DƯA HẤU
Rầy phấn trắng có tên khoa học Aleurocybotus indicus, thuộc họ Aleyrodidae là loài đa ký chủ, gây hại trên nhiều loại cây trồng đặc biệt là dưa hấu, trong điều kiện thời tiết mùa khô, nắng nóng kéo dài là điều kiện thích hợp cho loài rầy này phát sinh, phát triển và có thể gây hại nặng.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÌNH THÁI
Rầy phấn trắng vòng đời kéo dài khoảng 17 - 24 ngày (ngắn hơn rầy nâu), gồm 3 giai đoạn: Trứng - ấu trùng – thành trùng. Ấu trùng có 4 tuổi, ấu trùng tuổi 4 là nhộng giả.
Thành trùng có 2 cặp cánh màu trắng, khi đậu xếp cách như mái nhà, ẩn náu nơi kín gió, kích thước trung bình : 0.98 mm/cái và 0.83 mm/đực, thành trùng mới nở, trong suốt, cánh mỏng manh nên có sức bay yếu, sau đó khi cánh khô, cơ thể phủ lớp phấn trắng, sức bay tốt hơn, khi trời nhiều gió hay bị động, rầy bay úa ra, rầy thường ẩn náu và gây hại mặt dưới lá.
Thành trùng (cái) đẻ nhiều trứng: 100 – 240 trứng, đơn tính, trứng đẻ,rời rạc hay từng vệt mặt dưới lá gần gân chính, tập trung gần chóp lá, xếp hàng như vảy cá, trứng có dạng thon dài, mới đẻ có màu trắng, sắp nở chuyển nâu, tỷ lệ sống (trứng – thành trùng) khoảng 70%.
Ấu trùng có 3 tuổi. Tuổi 1 chưa có phấn, di chuyển gần gân lá hay chung quanh để chích hút, ít di chuyển do chân chưa phát triển, kéo dài 3 – 4 ngày. Tuổi 2: Lột xác, cơ thể bao phủ lớp phấn mỏng, bám chặt vào biểu bì lá để chích hút, dài 2 – 3 ngày. Tuổi 3 : cơ thể ít thay đổi, không di chuyển, dài 2 – 3 ngày, sau đó lột xác chuyển sang giai đoạn nhộng (giả).
Nhộng ( giả) có lớp vỏ cứng, bám chặt vào biểu bì lá, sau 2 – 4 ngày, vũ hóa bay thoát ra ngoài.
THỜI ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ SÂU XANH DA LÁNG PHÁT TRIỂN VÀ GÂY HẠI
Rầy phấn trắng gây hại trên cây trồng từ khi cây còn nhỏ đến lúc thu hoạch, chúng ẩn mình ở mặt dưới lá, gây hại chủ yếu lá non và ngọn cây, khi mật số đông sẽ gây hại trên hoa và quả non.
Nhiệt độ thích hợp cho rầy là 30 độ C, sống và gây hại phổ biến trong mùa khô, trời nắng nóng, cao điểm giai đoạn hạn Bà Chằng (tháng 7-8) ở các tỉnh phía Nam.
TRIỆU CHỨNG VÀ TÁC HẠI
Gây hại nặng làm cho cây bị còi cọc, vàng lá, lá nhỏ, lá có các chấm nhỏ màu vàng. Khi mật độ cao sờ tay vào lá (nhất là các lá dưới gốc) thấy dính như đường và thường có lớp nấm màu đen (nấm bồ hóng) phát sinh phát triển cùng.
Đây là loài côn trùng trung gian truyền bệnh virus gây xoăn đọt, xoăn lá trên cây dưa. Chúng là tác nhân truyền hơn 40 loại virus gây hại trên cây trồng.
CÁCH PHÒNG TRỊ
Trồng giống kháng rầy phấn trắng.
Gieo trồng đồng loạt, không trồng dày.
Bón phân cân đối, hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn.
Thăm vườn thường xuyên, chú ý giai đoạn ra hoa, nhất là vườn thường bị hại.
Khi mật số dày bà con có thể sử dụng thuốc Diệt Rầy 277WP (liều lượng 12.5g cho 25 lít nước) + Siêu dẫn đích F1 đánh tan lớp phấn, tăng tính bám dính, lưu dẫn, kéo dài thời tồn lưu trên lá.
Nên phun đồng loạt để hạn chế rầy phát tán, di chuyển từ ruộng này sang ruộng bên cạnh.
Khi phun cần phun kĩ và đều mặt dưới lá nơi rầy phấn trắng trú ẩn.
Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững