Trang chủ / Blog / Nhện gié hại lúa

Nhện gié hại lúa


Nhện gié hại lúa có tên khoa học là Steneotarsonemus spinki, thuộc lớp Nhện (Arachnida), bộ Ve bét (Acarina), họ Tarsonemidae Canestrini và Fanzango, loài Steneotarsonemus spinki Smiley. Nhện gié là đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Chúng tấn công bẹ lá đòng và bông lúa, làm giảm từ 40 – 50% năng suất.


Đặc điểm sinh học và hình thái

Vòng đời nhện gié trên cây lúa rất ngắn từ 10 - 13 ngày được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn trứng (1 - 2 ngày): Có màu trắng trong, hình trái xoan, đẻ rải rác từng quả hoặc thường dính lại với nhau thành từng đám 5 – 10 quả.

Giai đoạn nhện non (4 - 5 ngày): Có màu trắng đục với 3 đôi chân.Nhện gié gây hại trên lá lúaNhện gié gây hại trên lá lúa

Giai đoạn nhện trưởng thành (5 - 6 ngày): con cái trưởng thành có chiều dài 274µm, bề rộng cơ thể là 108µm. Con đực có kích thước chiều dài và bề rộng cơ thể tương ứng là 217µm và 121µm. Điểm dễ phân biệt giữa con đực và con cái là ở đôi chân thứ 4 : đôi chân thứ 4 con đực phình to phía trong tạo thành đôi kìm hỗ trợ cho việc vận chuyển con cái và giao phối, còn đôi chân thứ 4 của con cái tiêu giảm nhỏ bé, có dạng vuốt dài.


Thời điểm, điều kiện thuận lợi để nhện gié phát triển và gây hại

Nhện gié xuất hiện và gây hại trên cây lúa quanh năm nhưng nặng nhất vào vụ hè thu khi thời tiết nắng nóng và khô. 

Thời điểm nhện gié có mật độ cao nhất thường trùng với giai đoạn lúa đòng - trổ. Chúng tấn công bẹ lá đòng và bông lúa, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Nhện gié có khả năng sống với mật độ cao trên lúa chét ở vụ Hè Thu. Nhện gây hại nặng trên ruộng thiếu nước, bón nhiều đạm, ruộng sạ dày, nhiệt độ và độ ẩm cao, khô hạn cũng là điều kiện thuận lợi để nhện gié sinh trưởng và gây hại mạnh


Triệu chứng và tác hạitriệu chứng gây hại của nhện giéTriệu chứng gây hại của nhện gié

Triệu chứng gây hại điển hình của nhện gié là những vết thâm nâu hình chữ nhật trên bẹ lá, gân lá hoặc các vết thâm nâu giống như vết cạo gió trên bẹ lá. Hạt lúa bị nhện gié thường có hiện tượng bị biến dạng cong queo, vỏ trấu bị biến màu, lép hoàn toàn gây ảnh hưởng nặng đến năng suất.

Chúng gây hại bằng cách đục vào trong bẹ, gân lá và hạt lúa để chích hút dịch làm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển kém. Thời kỳ lúa làm đòng bị nhện gié hại nặng làm cho cây lúa thiếu dinh dưỡng và trỗ không thoát, hạt lép. Ngoài tác hại trực tiếp thì nhện gié còn tạo ra các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm, vi khuẩn như Sarocladium oryzae, Curvularia sp, Alternaria Alternaria padwickii,… xâm nhập, phát triển và gây hại.


Cách phòng trị

Với vòng đời ngắn, kích thước cơ thể rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên rất khó phát hiện nhện gié sớm, đồng thời việc phun trừ cũng rất khó khăn nếu không tuân thủ theo đúng kỹ thuật (phải sử dụng các loại thuốc nội hấp mạnh, lượng nước thuốc nhiều để đảm bảo thuốc tiếp xúc được với nhện).

Nhện xuất hiện nhiều ở giai đoạn bắt đầu làm đòng đến trổ, vì vậy cần phát hiện sớm, phun thuốc trừ ngay từ thế hệ đầu tiên mới có hiệu quả cao. Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Nomida 700WG pha 20ml cho bình 25 lít hoặc Biffiny 400SC pha 20ml cho bình 25 lít để diệt trừ nhện gié.

Trước khi phun thuốc cần vô nước cho mực nước ruộng cao để đẩy nhện gié di chuyển lên phía trên thân lúa dễ dính thuốc.Nomida 700WP, Biffiny 400SCNomida 700WP - Biffiny 400SC


Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững

Nhện gié gây hại trên lúa - Ký thuật phòng trị hiệu quả