Trang chủ / Blog / ĐẠO ÔN TRÊN RUỘNG LÚA

ĐẠO ÔN TRÊN RUỘNG LÚA


đạo ôn hại lúa, sud, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, lem lép hạt, cháy lá, phòng trị đạo ôn, công ty sud, mắt ém, Pyricularia oryzae

Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là một trong những bệnh làm tổn thất năng suất lúa nặng nề, nấm đạo ôn có thể tấn công cây lúa ở tất cả các giai đoạn của cây lúa trên lá, đốt thân và bông. Bệnh xảy ra ở khoảng 85 quốc gia trên thế giới. Bệnh đạo ôn đã xuất hiện ở tất cả các quốc gia trồng lúa như: Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Bệnh đạo ôn xuất hiện phát hiện lần đầu vào năm 1637 ở Trung Quốc. Bệnh đạo ôn có mặt ở các vùng trồng lúa khắp Việt Nam và gây nhiều thiệt hại cho người nông dân. Nếu bà con nông dân không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời thì khi bệnh nặng sẽ mất trắng năng suất. Theo ước tính của FAO, thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra làm giảm năng suất lúa trung bình từ 0,7 – 17,5%, những nơi thiệt hại nặng có thể làm giảm đến 80%. 

Bệnh đạo ôn hại lúa xuất hiện do thời tiết thay đổi thất thường; chân ruộng nhiều mùn, trũng, khó thoát nước. Nhiệt độ hình thành bào tử gây bệnh từ 10 – 30oC, phát triển nhanh nhất từ 20 – 30oC và độ ẩm trên 80%. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ nấm sẽ xâm nhập vào cây, nấm tiết ra một số độc tố như axit - picolinic và pyricularin kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme của cây, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa, khi bị nhiễm nặng sẽ rất khó phục hồi. Nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ và hạt giống bị bệnh. Trong vụ Đông Xuân, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm sẽ dễ phát sinh thành dịch. Trời có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lây lan, phát triển và gây hại nặng. Mỗi vết bệnh có thể phóng thích từ: 2.000-6.000 bào tử trong 1 ngày đêm và kéo dài 15 ngày, có nguy cơ hình thành nên hàng nghìn vết bệnh mới chỉ sau 5-7 ngày.

đạo ôn hại lúa, sud, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, lem lép hạt, cháy lá, phòng trị đạo ôn, công ty sud, mắt ém, Pyricularia oryzaeĐạo ôn lá lúa Trên lá lúa (giai đoạn đẻ nhánh): vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, hai đầu nhọn dọc theo gân lá, giữa bạc trắng, xung quanh viền nâu, ngoài cùng có quầng vàng hẹp. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn và gây hiện tượng cháy lá. Các vết bệnh màu nâu nhỏ thường gọi là triệu chứng mãn tính, khi trên lá xuất hiện những vết bệnh màu xám nhạt và lớn gọi là triệu chứng cấp tính.

Biểu hiện trên cổ lá: Nấm bệnh tấn công cổ lá lúa tạo ra vết màu nâu nơi cổ lá làm lá gãy gục. Sau vài ngày lá lúa bị cháy khô. Để tạo ra triệu chứng đạo ôn cổ lá, trên lá lúa có vết bệnh đang sinh bào tử và có giọt nước lăn qua vết bệnh xuống đọng lại ở cổ lá và bào tử nấm xâm nhập vào gây hại.

Để kiểm soát bệnh đạo ôn ngay từ đầu vụ, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:đạo ôn hại lúa, sud, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá, lem lép hạt, cháy lá, phòng trị đạo ôn, công ty sud, mắt ém, Pyricularia oryzaeĐạo ôn cổ bông

  • Chọn giống kháng bệnh: Ưu tiên sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.
  • Quản lý dinh dưỡng hợp lý:
    • Bón phân cân đối, áp dụng nguyên tắc "4 đúng".
    • Hạn chế bón đạm quá mức, nhất là vào giai đoạn cuối vụ, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
  • Quản lý nước: Duy trì độ ẩm đồng ruộng ổn định, tránh để ruộng khô hạn hoặc ngập úng kéo dài.
  • Theo dõi thường xuyên: Thăm đồng định kỳ, đặc biệt trong giai đoạn lúa đẻ nhánh và các vùng có nguy cơ cao. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh để có biện pháp xử lý ngay từ sớm.
  • Quan sát thời tiết: Chú ý điều kiện thời tiết bất lợi như mưa phùn, sương mù kéo dài hoặc sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, vì đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển.

Khi phát hiện bệnh cần tiến hành phòng trừ sớm và nhanh ngay giai đoạn vết bệnh cấp tính. Nếu phát hiện muộn, vết bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (hình mắt én) thì cần tiến hành phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ 5-7 ngày. Đối với đạo ôn cổ bông, cần tiến hành phun phòng trước khi lúa trỗ 7-10 ngày. Sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất như: Tricyclazole, Fenoxanil, Isoprothiolane,..


ng ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững

ĐẠO ÔN TRÊN RUỘNG LÚA - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ