CẬP NHẬT TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI (05 - 11/10/2024)
- Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 5.537 ha (tăng 1.084 ha so với kỳ trước, giảm 1.484 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha, phòng trừ trong kỳ 2.147 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Nai…;
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.580 ha (giảm 312 ha so với kỳ trước, giảm 380 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.471 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Sơn la, lạng Sơn, Gia Lai, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng…;
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.138 ha (giảm 8.497 ha so với kỳ trước, tăng 147 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 1.004 ha; phòng trừ trong kỳ 1.860 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Ninh Bình, Sơn La, Nghệ An, Gia Lai, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh…;
- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 770 ha (giảm 6.078 ha so với kỳ trước, giảm 9 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 685 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bình Phước…;
- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.361 ha (giảm 103 ha so với kỳ trước, tăng 570 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 30 ha; phòng trừ trong kỳ 13.774 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Gia Lai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Phước, …;
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.569 ha (giảm 3.081 ha so với kỳ trước, giảm 95 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 166 ha; phòng trừ trong kỳ 7.785 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai, Bạc Liêu, Tây Ninh…;
- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.131 ha (giảm 1.447 ha so với kỳ trước, tăng 457 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 111 ha; phòng trừ trong kỳ 4.738 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Bắc ninh, Điện Biên, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…;
- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 1.451 ha (tăng 937 ha so với kỳ trước, tăng 1.187 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 688 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai…;
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 9.076 ha (tăng 76 ha so với kỳ trước, tăng 4.294 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 5.192 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh…;
- Chuột: Diện tích nhiễm 5.771 ha (tăng 178 ha so với kỳ trước, tăng 1.174 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 61 ha; phòng trừ trong kỳ 1.219 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Nai, Sóc Trăng…;
1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên trà lúa muộn, giống nhiễm; mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình.
- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc trên những diện tích lúa trổ sau 15/10, nơi có nguồn sâu cao.
Ngoài ra, Bệnh bạc lá tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn chắc xanh – chín; bệnh đạo ôn cổ bông hại diện hẹp trên lúa trà muộn, lúa nương tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Nam Định, nhất là trên các giống nhiễm, trổ gặp mưa, ẩm, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao. Chuột, bệnh khô vằn, lúa cỏ tiếp tục hại.
1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Các đối tượng sinh vật gây hại chính như: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đen lép hạt, chuột, ... tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa mùa muộn tại Nghệ An, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ.
1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Bệnh khô vằn, bệnh đen lép thối hạt, rầy nâu, rầy lưng trắng,...tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa Hè Thu muộn Tây Nguyên và lúa Mùa sớm giai đoạn chắc xanh - chín.
- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng ở Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm...phát sinh gây hại lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ.
- Chuột: Hại rải rác cục bộ trên các trà lúa.
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước và gây hại rải rác trên lúa Mùa ở vùng trũng thấp.
1.1.4. Các tỉnh Nam Bộ
- Rầy nâu: Rầy trên đồng tiếp tục nở, phổ biến tuổi 1-2 phát sinh và gây hại trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trổ ở mức nhẹ đến trung bình. Các tỉnh tiếp tục khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, nắm bắt sát tình hình rầy gây hại trên đồng để quản lý tốt đối tượng này.
- Hiện nay thời tiết thường có mưa nhiều vào chiều tối và đêm, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, .. phát triển gia tăng diện tích hại trong tuần tới. Khuyến cáo thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, cần chú ý: Ốc bươu vàng gây hại trên trà lúa Thu Đông- Mùa mới xuống giống <15 ngày sau sạ (NSS.). Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trổ - chín, áp dụng các biện pháp diệt chuột trên diện rộng, mang tính cộng đồng để tăng hiệu quả phòng, trừ.
Công ty TNHH Sustainable Development S.U.D - Phát triển bền vững